Bài viết đánh giá mức độ phát thải khí mê tan trong khai thác than hầm lò cũng như đề xuất giải pháp phù hợp kiểm soát phát thải loại khí này trong điều kiện ngành than Việt Nam hiện nay.
Bài viết đề cập đến các vấn đề về bụi trong mỏ than hầm lò và đưa ra một số tiêu chí về bụi mỏ, đánh giá tình hình bụi trong mỏ và phân tích tác hại của bụi mỏ cũng như đưa ra các giải pháp quan trọng để ngăn ngừa bụi mỏ.
Bài viết trình bày tổng hợp kết quả hoàn thiện thiết kế, chế tạo và thử nghiệm giàn chống GM 20/30 thuộc Dự án SXTN “Thiết kế, chế tạo giàn mềm có cơ cấu thủy lực trong điều kiện khai thác các vỉa than có góc dốc trên 45o , chiều dày từ 2,0m đến 3,0m” do Viện KHCN Mỏ phối hợp với Công ty CP Cơ khí Mạo Khê thực hiện.
Bài viết trình bày kết quả ban đầu nghiên cứu chế tạo tời cáp treo chở người sử dụng trong các đường lò hẹp, một vấn đề cần thiết trong khai thác than hầm lò hiện nay.
Bài viết đề cập việc xây dựng mô hình hệ thống mô phỏng số nhằm đánh giá phân tích và chuẩn đoán sớm các các nguyên nhân dẫn đến sự cố khi vận hành lò với chất lượng nhiên liệu than (đặc tính nhiên liệu than), đặc tính cơ lý của tro bay, xỉ và chế độ khí động (khói – gió),…giúp các nhà máy nhiệt điện thuộc Tập đoàn TKV vận hành ổn định, giảm chi phí sửa chữa, chi phí khởi động lại lò và tiết kiệm năng lượng.
Trong bài viết này, nhóm tác giả nghiên cứu ứng dụng bộ đếm tốc độ cao, khai thác các lệnh xử lý liên quan đến bộ đếm tốc độ cao và xây dựng 02 bài thực hành mẫu về bộ đếm tốc độ cao dành cho đối tượng là sinh viên cao đẳng nghề “Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa”.
Bài viết đề xuất và hoàn thiện phương pháp tính toán, xây dựng hộ chiếu chống giữ phạm vi ngã ba lò chợ phù hợp với điều kiện các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh.
Mỏ than Cọc Sáu là một trong những mỏ than lộ thiên sâu nhất của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Hiện đáy mỏ đang ở mức -270 và dự kiến sẽ kết thúc khai thác mỏ ở mức - 300.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm tính chất đất đá bờ mỏ, các yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng, ổn định bờ mỏ, bài viết đề xuất hình dạng bờ mỏ phù hợp cho các mỏ than lộ thiên Việt Nam.
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu khả năng thu hồi quặng bauxit trong quặng đuôi thải cấp -1mm của nhà máy tuyển quặng bauxit Tân Rai - Lâm Đồng bằng thiết bị phân cấp ruột xoắn.
Bài viết trình bày nội dung phương án cải tạo công nghệ và nâng cấp tuyển sâu cho nhà máy sàng tuyển than Lép Mỹ nhằm tăng cường năng lực sàng tuyển, chế biến than, chủ động sản xuất ra các chủng loại than cục, than cám chất lượng cao đáp ứng các chủng loại theo yêu cầu của các hộ tiêu thụ.
Hiện tượng than tự cháy trong các mỏ hầm lò là nguyên nhân dẫn đến ngừng trệ sản xuất, thất thoát tài nguyên, gây nguy cơ mất an toàn và làm gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính như CO, CH4,...Việc nghiên cứu cơ chế ô xy hóa dẫn đến hiện tượng than tự cháy cho thấy khí các bônic (CO2), các bon monoxit (CO) là một trong các sản phẩm của quá trình ô xy hóa than từ nhiệt độ thấp (300C) cho đến giai đoạn cao của phản ứng.
Bài viết giới thiệu các giải pháp vận chuyển tro xỉ nhà máy nhiệt điện than. Trên cơ sở phân tích, đã chứng minh rằng, băng tải ống là một trong các phương tiện hiệu quả vận chuyển tro xỉ nhà máy nhiệt điện than, giảm phát tán bụi nhằm bảo vệ môi trường.
Bài viết trình bày nguyên tắc lựa chọn các yếu tố thông gió bằng chương trình máy tính AGHWEN 3.0, cho phép dự báo điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm không khí) dọc theo đường lò và dự báo lượng khí mê tan thoát ra nếu như đường lò được đào trong than.
Bài viết giới thiệu loại giá chuyển vật tư chuyên dụng để vận chuyển vật tư dài phù hợp với đường goòng mỏ hầm lò, có thể sử dụng trong giếng nghiêng và giếng đứng.
Bài viết luận giải lựa chọn phương pháp tính toán các tham số dịch động, từ đó đề xuất công nghệ khai thác hợp lý cho phần trữ lượng nằm dưới các đối tượng cần bảo vệ trên bề mặt tại mỏ than Núi Béo.
Bài viết giới thiệu kinh nghiệm tại mỏ “Chertynskaya-Koksovaya” (LB Nga) về áp dụng giải pháp phá hủy đá vách bằng thủy lực có định hướng, nhằm phân bố lại áp lực mỏ trong khối đá bao quanh đường lò, được bảo vệ bởi trụ linh hoạt.
Bài viết đề xuất một số giải pháp công nghệ khai thác phù hợp tại các tầng sâu như: Khai thác bờ lồi, bố trí đồng bộ xúc bốc trên từng đoạn bờ mỏ, sử dụng thiết bị vận tải hoạt động trên độ dốc cao, công nghệ xử lý bùn nước và đào sâu theo mùa nhằm khai thác an toàn đảm bảo sản lượng mỏ, hiệu quả và thu hồi tối đa tài nguyên than.
Trong bài viết này, các tác giả giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất phương án công nghệ thải khô thay thế cho thải ướt bùn đỏ nhà máy alumin Tân Rai – Lâm Đồng.
Bài viết giới thiệu khả năng sử dụng rào chắn địa hóa nhân tạo với các khoáng chất và chất thải quặng quặng đồng-niken của mỏ quặng Pechenga vùng Murmansk.