TINH THẦN TỰ HỌC
Kính thưa: Quý vị đại biểu có mặt trong hội thảo ngày hôm nay cùng toàn thể đồng chí đoàn viên thanh niên thân mến!
Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có kết quả? Và qua
kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng tự học là
phương pháp mang lại hiệu quả cao đồng thời cũng rèn luyện cho chúng ta đức tính kiên trì.
Suốt lịch sử phát triển mấy nghìn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho
tàng tri thức khổng lồ. Vì thế, muốn tiếp thu những tinh hoa ấy, con người
chỉ có một cách duy nhất là phải học suốt đời. Bác Hồ đã từng dạy: “Học ở
trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân”, Lê-nin đã
khuyên: “Học, học nữa, học mãi”. Vì thế, tự học là xác định được ý thức, học có mục đích và học một cách tự giác.
Lúc nhỏ, đến trường, thầy giảng sao, ta học vậy. Học với thầy thì có vẻ hơi “sướng” vì thầy đã chuẩn bị sẵn cho ta mọi thứ, ta chỉ cần ngồi vào bàn và “ăn”. Nhưng lắm khi các “món dọn” ra không hợp khẩu vị, “ăn” mãi một món, chán lắm nhưng vẫn cứ phải “ăn” vì ta không có quyền chọn lựa nào khác.
Còn tự học với sách, ta phải tự chuẩn bị “thực đơn”, đi chợ và tự nấu ăn. Nếu ta biết cách lên thực đơn, khéo đi chợ và nấu nướng thì ta sẽ có một bữa ăn ngon miệng, vừa tiết kiệm vừa bổ dưỡng. Ngược lại, có khi ta tốn cả đống tiền, mất thời gian nhưng rồi chính ta cung không thể nào nuốt nổi. Tương tự như vậy, khi học với sách, ta có toàn quyền lựa chọn và học những gì mình thực sự cần, bằng cách của mình, thời gian và địa điểm mình thích,… Nhưng kiến thức từ sách là mênh mông, nếu ta không biết lựa chọn, không biết xử lý thông tin để biến kiến thức ấy thành tri thức của riêng mình thì ta sẽ vẫn cứ “dốt” mặc dù đã đọc, đã học rất nhiều.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, bằng các phương tiện khác nhau. Nhưng kĩ năng quan trọng nhất là tự học. Khả năng độc lập trong học tập, tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh. Dù cho là phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng có một số yếu tố mà bạn nên quan tâm.
+ Người xưa có câu :” Việc hôm nay chớ để ngày mai” ,điều đó có nghĩa là luôn hoàn thành bài hôm nay và chuẩn bị tốt bài vở ngày mai. Thời gian qua đi không thể lấy lại được. Thứ duy nhất mà bạn có thể làm chủ và thay đổi là hiện tại. Ngạn ngữ Anh có một câu rất hay “ Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là điều bí mật.Và hôm nay là một món quà.” Đó là lí do tại sao người ta gọi thì hiện tại là present, tức là món quà. Vì thế, hãy làm mọi thứ mà bạn đã đặt
ra ngay
ở thì hiện tại chứ
không phải thì tương lai. “việc hôm nay chớ để
ngày mai” Điều này sẽ tạo ra một thói quen tốt, giúp ích cho chúng ta ở mọi mặt của đời sống chứ không riêng học tập.
+ Sắp xếp thời gian hợp lý, chia nhỏ công việc để dễ dàng thực hiện.
Đừng ngại khó khăn và thất bại. Đừng bao giờ bỏ cuộc vì đích đến đã ở
trước mắt chúng ta rồi. Vì cuộc đời không trải toàn hoa hồng, và bạn chỉ có thể lựa chọn đi chân trần hay mang cho mình những đôi giày vững chãi. Hành trang cho tương lai phụ thuộc ở quyết định hiện tại của các bạn.
+ Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học viên – các học viên giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Theo cách này, người học được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau.
Mỗi người đều có một phương pháp tự học riêng cho mình vì vậy mọi
người hãy lựa chọn phương pháp học tối nhất.
ưu nhất để đạt được kết quả tốt
Kĩ năng tốt nhất cho việc học và tự học đó là tính kiên trì, kiên nhẫn. Chỉ có người chăm chỉ mới có được sự kiên nhẫn! Kiên nhẫn là biết thời gian
tính. Bất cứ điều gì trên đời cũng cần thời gian. Nếu nấu cơm cần 20 phút để cơm chín, thì ta không thể tăng lửa cao gấp 5 lần và 4 phút sau thì xong một nồi cơm… cháy. Kiên nhẫn là biết thời gian đòi hỏi cho một vấn đề. Việc học cũng vậy, phải kiên trì trước những bài tập khó, nên tìm mọi cách để hoàn thành nó, và nếu không tự mình giải được thì phải nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô trong thời gian sớm nhất có thể. Rất nhiều người trong chúng ta mỗi khi gặp một bài khó thì thường chán nản, sợ mình không làm được, sợ mất nhiều thời gian nên đành bỏ qua, không làm nữa. Điều đó vô hình chung đã biến chúng ta thành một con người không có ý chí phấn đấu. Kiên trì ở đây, ngoài yếu tố “đi hoài cũng tới đích”, nó còn hàm ý nghị lực chiến thắng 3 loại tiêu cực trên đường đi của việc tự học – đó là tiêu cực từ chính mình, tiêu cực từ hoàn cảnh và tiêu cực từ người khác.
Tinh thần sáng tạo trong việc tự học cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tự học cốt là để tìm sâu hơn, hiểu cặn kẽ hơn những vấn đề mà đã được thầy cô giáo đã dạy trên lớp. Thay vì học vẹt, học theo kiểu đối phó, thì việc tự học phải đi với việc hiểu được bản chất của vấn đề, của bài toán. Ngoài những kiến thức sách giáo khoa, chúng ta cũng cần phải học hỏi thêm kiến thức ở tài liệu tham khảo, trên tivi, Internet, cũng như kiến thức thực tế để mở mang thêm, cũng như tìm hiểu sâu hơn vấn đề.
Là sinh viên ngành Tin học ứng dụng, một chuyên ngành đòi hỏi sự tìm tòi, miệt mài tìm hiểu của những con người theo học, đối với chúng tôi thì việc tự học là một việc hết sức cần thiết. Bởi vì như chúng ta đã biết, kiến thức về tin học thì vô cùng bao la, hôm nay như thế này, ngày mai lại khác, có những phần mềm đang sử dụng rộng rãi bây giờ, nhưng lại trở thành lạc hậu về sau. Trái ngược với điều đó thì sách vở không thể nào thay đổi kịp thời so với những thay đổi một cách chóng mặt của những sản phẩm khoa học công nghệ. Tin học là một trong những ngành khó học, khó tiếp thu, hổng kiến thức trước đó thì về sau sẽ không thể làm gì được, nhưng một khi đã hiểu ra vấn đề của bài toán thì ta lại thực hiện chúng rất nhanh, không những thế mà còn làm cho chúng ta có hứng thú hơn trong việc học. Cho nên, việc tìm tòi,
tìm hiểu những kiến thức, những cái mới từ
thực tế, cũng như
trên mạng
Internet là việc học chủ yếu của Sinh viên ngành tin học. Ngoài những kĩ năng và phương pháp trên đây, tôi cũng xin được chia sẻ một số kinh nghiệm và phương pháp của mình trong việc học và tự học những môn chuyên ngành tin học.
Trước hết, nhà trường không thể đào tạo ra sinh viên có thể đáp ứng
được nhiều nhu cầu khác nhau của từng doanh nghiệp. Việc của nhà trường là chỉ day sinh viên theo yêu cầu chung nhất của xã hội, đó là tri thức, kĩ năng và thái độ làm việc, cũng như kiến thức cơ bản nhất của chương trình học. Vì thế, tất cả chúng ta cần phải tự bổ sung thêm kiến thức phù hợp để sau khi ra trường có thể thích ứng với đòi hỏi của doanh nghiệp.
Các môn trong ngành tin học luôn được giảng dạy theo trình tự logic, cái dễ trước, cái khó sau, và cái sau luôn phải vận dụng cái trước. Vì vậy, nếu chưa hiểu rõ bài ngày hôm qua thì làm sao bạn có thể hiểu được ngày hôm
nay thầy giảng về
cái gì? Đừng sợ
mất thời gian, bởi vì cái tháp nào cũng
phải được xây từ mặt đất mà lên, ngôi nhà muốn vững chắc thì nền móng
phải vững chắc. Vì thế, hãy bắt đầu học từ ngày hôm qua.
Đối với các môn tin học, nếu ngại đem những gì chưa hiểu để hỏi bạn bè, thầy cô là sai lầm chết người dễ dẫn đến mất căn bản nhất đối với người học/ Mặc dù đã cố gắng nhưng ta không thể một mình hiểu hết tất cả những gì từ thầy cô và từ giáo trình. Cần phải có đồng đội trong học tập. Đối với ngành tin học mà nói thì không có ai thể gọi là học giỏi hay học dốt cả, chỉ có thể nói là biết trước hay biết sau, biết nhiều hay biết ít. Không có ai thành công mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Việc học nhóm là một việc cũng hết sức là có ích đối với người học những môn tin học.
Không chỉ các sinh viên học ngành tin học mà đối với các sinh viên
ngành khác mà học những môn tin học ứng dụng cũng vậy, cần phải thực
hành nhiều, làm nhiều bài tập, làm nhiều thành quen. Những kiến thức của Word, Excel, hay là Access, Visual Foxpro… nếu không thực hành nhiều, thì bạn cũng sẽ quên đi nó trong nay mai. Chưa kể đến những môn lập trình như
C, Java, hay là ASP,PHP... thì lại càng phải làm nhiều bài tập hơn nữa, thực hành nhiều hơn nữa mới có thể nắm vững được cấu trúc của ngôn ngữ cũng như câu lệnh…
Một điểm quan trọng nữa là để tự học được các môn tin học, thì bạn cần phải chuẩn bị cho mình một kiến thức nhất định về Tiếng Anh, vì tất cả các môn tin học đều dùng ngôn ngữ tiếng Anh để mô tả, và diễn đạt. Từ đó giúp ta dễ hình dung và hiểu được ý nghĩa của các cụm từ, khái niệm mô tả trong tài liệu cũng như trong phần mềm học.
+ Một số đề xuất:
- Xây dựng thư viện, phòng máy tốt, có kết nối mạng Internet để giúp các sinh viên chuyên ngành nói riêng cũng như sinh viên ngành khác có thể dễ dàng tìm tài liệu và phục vụ cho việc thực hành. Bởi vì hiện nay, nhu cầu tìm kiếm thông tin trên mạng là rất thiết thực cho các Sinh viên chuyên ngành tin học cũng như sinh viên của các ngành khác
- Đổi mới phương pháp dạy học cũng như đổi mới môn học và nội dung của môn học. Theo tình hình hiện nay, một số môn học không còn phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của xã hội, trong khi đó có một số môn học quan trọng thì sinh viên lại không được học,
- Tính tư học của sv có đặt hiệu quả cao không còn phụ thuộc vào cách
truyền đạt của giảng viên, cần có sự
thu hút khi diễn đạt về
môn của
mình và những ứng dụng thực tế sau khi học xong sẽ làm được gì, làm ở
đâu và làm như thế nào.
- Có thể xây dựng một Website cung cấp các tài liệu, bài giảng cần thiết cho các môn học, tạo môi trường tương tác giữa Giáo Viên và Sinh Viên , một diễn đàn để SV trong trường có điều kiện giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăng tính tự học.
- Dạy học theo khả năng tự học của sv qua dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Tạo điều kiện cho sv đi thực tế để biết thêm về chuyên ngành mà mình đang học từ đó nâng cao khả năng tư duy và học tập được tốt hơn.